-
Giỏ hàng của bạn trống!
Cách sử dụng đồng hồ so chân gập
24/03/2022
1646
Sử dụng nguyên lý cộng hưởng đòn bẩy cho phép khuếch đại chuyển động của đầu đo. Nhờ vào đầu đo nhỏ gọn và chân đo có thể thay đổi góc đo linh hoạt mà đồng hồ so cơ khí hoặc điện tử chân thẳng không làm được đồng thời đông hồ chân què thường được áp dụng đối với những góc đo khó, không gian đo bị giới hạn.
Các lưu ý trước khi sử dụng
1. Trong quá trình sử dụng, bảo quản :
Không làm tổn hại đến thước trong quá trình sử dụng, bảo quản như:
Không sử dụng và bảo quản thiết bị ở nơi có nhiệt độ cao
không làm rơi rớt thiết bị.
2. Cấu tạo của đồng hồ so chân gập
3. Cách sử dụng đồng hồ so chân gập:
- trước khi sử dụng đồng hồ so cần lắp chân gá kèm theo vào thân đồng hồ so theo các rãnh mang cá có trên thân đồng hồ so.
- Tiến hành gá đồng hồ vào các thiết bị hổ trợ hoặc đế từ.
- Do là thiết bị đo có độ chính xác cao nên trước khi đo cần kiểm tra xem đồng hồ so còn chính xác và ỗn định hay không bằng cách duy chuyển nhẹ đầu kim đo lên- xuống xem vạch kim đo có về vị trí ban đầu không.
- Cài đặt điểm tham chiếu đặt điểm ZERO ( đặt kim đo vào mặt phẳng chuẩn sao cho kim chạm và song song mặt phẳng ) .
lưu ý: Hệ số độ chia của đồng hồ so chân gập phụ thuộc vào góc giữa hướng di chuyển của điểm tiếp xúc và sản phẩm, và chỉ đồng nhất
khi hai yếu tố này thẳng hàng. Trên thực tế, để tránh sai số lớn, nếu góc (theta) (xem Hình 3) duy trì ở mức nhỏ hơn 10° trong quá
trình đo thì có thể bỏ qua ảnh hưởng của việc thay đổi hệ số độ chia. Nếu không thể duy trì góc đo nhỏ thì hệ số áp dụng cho giá
trị đọc để bù “hiệu ứng cosine” tương ứng theo bảng bên dưới.
- Sử dụng đồ gá không gây ra độ lệch lớn trong quá trình sử dụng bình thường.
- Đo kiểm và đọc giá trị đo.
4. Ứng dụng của Đồng hồ so.
Đồng hồ so thường được dùng để đo kiểm độ phằng, độ vuông góc, độ sâu bậc…. Và còn nhiều ứng dụng hữu ích khác. Đồng Hồ So có một số ứng dụng nổi bật so với các thiết bị đo lường khác như là: có thể đo đối tượng có kích thước rất nhỏ nhưng có độ chính xác cao, vì chuyển động quay của các Bánh răng và được kiểm soát tốt lực đo bằng lò xo kiểm soát lực đo do người dùng gây ra nên gây ra sai số là rất ít. Ngoài ra khi đo vật không bị tác dụng lực của người đo nên độ chính xác không đảm bảo. Vì vậy , khi cần đo vật thể có chính xác cao thì nên sử dụng Đồng hồ so đúng cách sẽ cho kết quả chính xác hơn.
5. Bảo quản sử dụng thước
Do là thiết bị đo chính xác nên đòi hỏi cách sử dụng và bảo quản 1 cách tốt nhất như:
- Không đo các mặt thô, bẩn.
- Không ép mạnh kim đo quá hành trình đo vào vật đo.
- Không thược hiện điều chỉnh thiết bị ở nơi có sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ,nhiệt đọ để ổn định của thiết bị là nhiệt độ ở phòng.
- Thực hiện cài đặt điểm tham chiếu chuẩn và thực hiện đo trong cùng 1 tư thế của sản phẩm.
- Thiết bị đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.
- Lau sạch thước bằng vải mềm.
- Không nên đo các chi tiết chưa được vệ sinh, còn phoi hay thô bẩn, vì chính chất bẩn là vật cản khiến kết quả đo trở nên sai lệch.
- Các mặt tiếp xúc của đồng hồ so phải giữ gìn cẩn thận tránh hiện tượng gỉ sét, tránh va đập mạnh sẽ làm gãy đầu kim.
- Mỗi khi sử dụng dụng cụ đo kiểm nói chung và đồng hồ so nói riêng ta cần vệ sinh thiết bị sạch sẽ và thực hiện các biện pháp chống ăn mòn và hoen gỉ làm ảnh hưởng đến độ bền và độ chính xác của thiết bị.
- Bảo quản thước tại nơi khô ráo, thoáng mát tránh nhiệt độ cao.
- Thực hiện hiệu chuẩn định kỳ để đảm bảo độ chính xác của thiết bị.
6. Các lỗi thường gặp khi sử dụng thước
Không vệ sinh thước sau khi sử dụng. Sử dụng, bảo quản không tốt làm phoi, bụi bẩn bám vào bộ phận truyền động của thước dẫn đến hiện tượng cứng trục di chuyển, kim đo không ỗn định.
Tin liên quan
Không có bình luận nào cho bài viết.