Danh mục

Cách sử dụng Panme bộ couter số đếm

16/12/2021
505

Panme là  một thiết bị có độ phân giải  đến 1/100mm, 1 / 1000 mm, hoặc 1/10000 mm độ chính xác có thể đạt đến 0.001mm hoặc 0.0005mm .Nó là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp cơ khí để đo chính xác của chi tiết. Xuất hiện thường xuyên trong đo lường, nghiên cứu về đo lường, Panme có nhiều lợi thế hơn và chính xác hơn các loại dụng cụ đo lường khác như thước cặp….

Giới thiệu Panme (Micrometter)

Panme là gì? 

Panme là  một thiết bị có độ phân giải  đến 1/100mm, 1 / 1000 mm, hoặc 1/10000 mm độ chính xác có thể đạt đến 0.001mm hoặc 0.0005mm .Nó là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp cơ khí để đo chính xác của chi tiết. Xuất hiện thường xuyên trong đo lường, nghiên cứu về đo lường, Panme có nhiều lợi thế hơn và chính xác hơn các loại dụng cụ đo lường khác như thước cặp….

Phân loại Panme:

 Panme thường sẽ dễ sử dụng và có cách đọc số không quá phức tạp so với các thiết bị đo lường khác. Panme tùy theo công dụng và kích thước sẽ có nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu thường được phân thành hai nhóm chính là : Panme điện tử và Panme cơ . Và trong hai nhóm này sẽ có từng loại Panme khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng như: Panme đo ngoài, Panme đo trong, Panme đo sâu, panme đo rãnh trong, Panme đo rang, Panme dạng đĩa, Panme đo đường kính chân ren.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PANME

  I.Các lưu ý khi sử dụng

1. Trong quá trình sử dụng, bảo quản :

 

Không sử dụng và bảo quản thiết bị ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

 

 

Không sử dụng và bảo quản thiết bị ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

 

Không sử dụng thiết bị trực tiếp dưới nước hoặc dầu

2. Cấu tạo của Panme :

3.Cách sử dụng Panme :

  • Do panme là thiết bị đo có độ chính xác cao nên trước khi đo cần kiểm tra xem panme còn chính xác hay không bằng cách duy chuyển 2 mặt đo sát vào nhau xem trên bộ hiển thị Counter đã về điểm zero chưa và trên thân thước phụ và thước chính có trùng nhau không nếu không trùng nhau thì dùng khóa điều chỉnh để chỉnh lại về trùng với điểm zero trên thân chính và thân phụ.
  • Khi đo tay trái cầm Panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc với chi tiết đo sau đó dùng tay vặn núm vặn trên thước cho đến khi ta nghe “tách…tách” thì ta dừng lại và xem kết quả đo. Việc dùng núm vặn trên thân thước giúp cho thiết bị trách hư hại đến cấu tạo bên trong của thiết bị đồng thời cũng đảm bảo bề mặt của chi tiết không bị biến dạng dẫn đến sai số lớn.
  • Nếu dùng Panme để đo đường kính ngoài thì phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng nhau với tâm của kích thước cần đo.Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo để tránh lệch kết quả đo do duy chuyển thiết bị đo.
  • Kiểm tra xem thước phụ có chuyển động dễ dàng mà không bị kẹt hay biến dạng không bằng cách xoay hết phạm vi đo.
  • Vệ sinh đầu đo để loại sạch bụi bẩn bám trên mặt đo bằng cách kẹp một tờ giấy không bụi giấy vào giữa đầu đo tĩnh và trục duy chuyển như cách đo độ dày chi tiết và từ từ kéo tờ giấy ra để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt đo.
  • Từ từ cho hai bề mặt đo tiếp xúc và: Xoay bánh cóc (1,5 đến 2 vòng) để tạo áp lực liên tục từ 3 đến 5 lần để kiểm tra điểm zero. Nếu lực quá mạnh tác động lên đầu đo tĩnh sẽ gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.

  II . Hướng dẫn hiệu chỉnh Panme về điểm Zero

         1. Làm sạch Panme và bề mặt đo.

         2. Đảm bảo hai bề mặt đo củaPanme tiếp xúc hết và Panme duy chuyển trơn tru bằng cách xoay bánh cóc để hai bề mặt đo của thiết bị chạm vào để có được số đọc của bộ đếm và thang đo.

         3. Nếu trên thân đo chính và thân đo phụ hiển thị một số đọc khác, hãy thực hiện điều chỉnh sau:

                a. Sai số điểm 0 nhỏ hơn trong khoảng. ± 0,01mm.

 Khóa trục đo duy chuyển và dùng cờ lê kèm theo thiết bị lắp vào lỗ trên thân đo chínhở phía đối diện với đường chỉ thị và xoay thân đo chính để căn chỉnh đường chỉ thị trên thân trục chính trùng với vạch ZERO trên thân thước phụ như hình 1.

            b. Sai số điểm 0 là lớn hơn khoảng. ± 0,01mm.

  1. a) Nới lỏng bánh cóc bằng cờ lê kèm theo thiết bị.
  2. b) Ép thân đo phụ ra ngoài (theo hướng của bánh cóc) để cho phép nó di chuyển tự do. Căn chỉnh vạch chia độ 0 trên thân đo phụ trùng với vạch chỉ thị trên thân đo chính.

       c) Vặn chặt bánh cóc bằng cờ lê cho đến khi nó khóa vào vị trí ban đầu để giữ cố định thân đo thước phụ. Nếu điểm 0 không được điều chỉnh trùng nhau nhỏ hơn ± 0,01mm , hãy thực hiện điều chỉnh theo quy trình được mô tả trong (1).

   4. Nếu giá trị được chỉ ra trên bộ đếm hiển thị giá trị khác nhau, hãy thực hiện điều chỉnh sau:

4.1. Điều chỉnh điểm 0

(1) Điều chỉnh điểm 0 và kiểm tra độ lệch với giá trị bộ đếm theo hình 3.

(2) Tháo nắp đậy (A).

(3) Xoay thân đo phụ trong khi nhìn vào qua lỗ và căn chỉnh vít khóa với vị trí của lỗ.

(4) Nới lỏng vít khóa bằng tuốc nơ vít , sau đó giữ chặt vít điều chỉnh và xoay thân đo phụ để điều chỉnh theo độ chênh lệch đo được ở bước (1) để đặt vạch chia vạch của thân đo bằng giá trị bộ đếm số của bộ hiển thị. Cuối cùng vặn chặt vít điều chỉnh.

(5) Sau khi cài đặt xong, thực hiện lại cài đặt điểm 0 và lặp lại bước (4) cho đến khi chênh lệch với giá trị bộ đếm bằng 00,00.

(6) Đậy nắp lại.

4.2 Điều chỉnh hoạt động của vòng quay trục chính.

 Nếu lỗi được phát hiện do bị lệch trục chính, hãy thực hiện cài đặt sau (xem Hình 4):

(1) Tháo nắp (b).

(2) Xoay thân đo phụ và nhìn vào bên trong qua lỗ mở và căn chỉnh vít (e) và (c) bộ đếm với vị trí của lỗ. Sau đó siết chặt thiết bị khóa (d).

(3) Vặn vít (c) bộ đếm bằng tuốc nơ vít, siết nhẹ vít chốt (e) và sau đó lắp vít bộ đếm lại.

(4) Nới lỏng kẹp và cố gắng quay trục duy chuyển. Ngay sau khi trục chính có thể quay tự do và không còn bị siết cứng.

  III. Cách đo lường

 Giá trị đo lường được đọc theo chỉ định tương tự như đối với điều chỉnh điểm 0 là trên mặt hiển thị hoặc trên thân thước (tổng giá trị trên thân thước chính và thân thước phụ).

Thực hiện phép đo, duy trì cùng hướng và các điều kiện tương tự được sử dụng để điều chỉnh điểm 0.

1. Đọc giá trị bằng vạch (đơn vị: mm)

Ví dụ dưới đây cho thấy giá trị đọc tối thiểu được chỉ định là 0,01mm.

 2. Đọc giá trị bằng bộ đếm (đơn vị: mm)

  3. Với thang đo vạch chia 0.001mm (đơn vị: mm)

  4. Ứng dụng của Panme

Panme thường được dùng để đo kích thước trục, kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa , kích thước xi-lanh và độ sâu của lỗ khoan…. Và còn nhiều ứng dụng hữu ích khác.Panme có một số ứng dụng nổi bật so với các thiết bị đo lường khác như là: có thể đo đối tượng có kích thước rất nhỏ nhưng có độ chính xác cao, vì chuyển động quay của Panme và được kiểm soát tốt lực đo bằng bánh cóc kiểm soát lực đo do người dùng gây ra nên gây ra sai số là rất ít, còn thước cặp thì độ chính xác lớn hơn panme đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi người đo và cấu tạo của thước cặp nên giữa chi tiết và ngàm đo không chính xác.Ngoài ra khi đo vật không bị tác dụng lực của người đo nên độ chính xác không đảm bảo. Vì vậy , khi cần đo vật thể có chính xác cao thì nên sử dụng panme sẽ cho kết quả chính xác hơn.

 5. Bảo quản sử dụng thước

Do là thiết bị đo chính xác nên đòi hỏi cách sử dụng và bảo quản 1 cách tốt nhất như:

  • Không được dùng thước để đo khi vật đang quay.
  • Không đo các mặt thô, bẩn.
  • Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.
  • Không thược hiện điều chỉnh thiết bị ở nơi có sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ,nhiệt đọ để ổn định của thiết bị là nhiệt độ ở phòng.
  • Thực hiện cài đặt điểm tham chiếu chuẩn và thực hiện đo tong cụng 1 tư thế của sản phẩm.
  • Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
  • Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.
  • Lau sạch thước bằng vải mềm.
  • Không nên đo các chi tiết chưa được vệ sinh, còn phoi hay thô bẩn, vì chính chất bẩn là vật cản khiến kết quả đo trở nên sai lệch.
  • Các mặt tiếp xúc của panme phải giữ gìn cẩn thận tránh hiện tượng gỉ sét, tránh bụi phoi gia công làm mài mòn.
  • Không vặn trực tiếp ống vặn thước phụ  để mỏ kẹp ép vào vật đo mà hãy sữ dụng các thiết bị trợ lực có sẵn trên thiết bị như bánh cóc phía sau đuôi thước để tránh hư hỏng thiêt bị làm biến dạng bề mặt của chi tiết đo.
  • Tránh hiện tượng va chạm mạnh để ảnh hưởng đến tính chính xác của panme.
  • Mỗi khi sử dụng dụng cụ đo kiểm nói chung và panme nói riêng ta cần vệ sinh panme sạch sẽ và thực hiện các biện pháp chống ăn mòn và hoen gỉ làm ảnh hưởng đến độ bền và độ chính xác của thiết bị.
  • Bảo quản thước tại nơi khô ráo, thoáng mát tránh nhiệt độ cao.
  • Thực hiện hiệu chuẩn định kỳ để đảm bảo độ chính xác của thiết bị.

   6. Các lỗi thường gặp khi sử dụng thước

       Không vệ sinh thước sau khi sử dụng. Sử dụng, bảo quản không tốt làm phoi, bụi bẩn bám vào bộ phận truyền động của thước dẫn đến hiện tượng cứng trục di chuyển.Đối với panme điện tử khi sữ dụng và bảo quản không tốt sẽ xảy ra hiện tượng mất nét,chết mạch không lên nguồn, panme sử sự bộ Counter số đếm sẽ bị lệch và hư bộ bánh răng.


Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận:

KINH DOANH MIỀN NAM

Lý Hải Ngọc|Nhân viên kinh doanh
Lý Hải Ngọc Nhân viên kinh doanh 090.189.2017
Võ Xuân Khánh|Nhân viên kinh doanh
Võ Xuân Khánh Nhân viên kinh doanh 090.189.2012
Trương Thanh Thảo|Nhân viên kinh doanh
Trương Thanh Thảo Nhân viên kinh doanh 090.189.2014
Nguyễn Đình Thuận|Nhân viên kinh doanh
Nguyễn Đình Thuận Nhân viên kinh doanh 093.216.2818
Phạm Hồng Quân|Nhân viên kinh doanh
Phạm Hồng Quân Nhân viên kinh doanh 093.115.2818
Nguyễn Thế Sơn|Nhân viên kinh doanh
Nguyễn Thế Sơn Nhân viên kinh doanh 090.316.2428

KINH DOANH MIỀN BẮC

Phùng Văn Dũng|Nhân viên kinh doanh
Phùng Văn Dũng Nhân viên kinh doanh 090.189.2013
Nguyễn Đình Việt|Nhân viên kinh doanh
Nguyễn Đình Việt Nhân viên kinh doanh 090.140.5818
Nguyễn Ngọc Tiến|Nhân viên kinh doanh
Nguyễn Ngọc Tiến Nhân viên kinh doanh 090.274.3818
Trần Anh Tuấn|Nhân viên kinh doanh
Trần Anh Tuấn Nhân viên kinh doanh 090.1381.812
Nguyễn Hồng Sơn|Nhân viên kinh doanh
Nguyễn Hồng Sơn Nhân viên kinh doanh 090.1945.856